Casino Club - game bài online - Ứng dụng trên Google - Top Game Đánh Bài Online Rút Tiền Qua Ngân Hàng

Nhảy đến nội dung
x

Kỹ thuật Phần mềm

  • Ngành: Kỹ thuật phần mềm
  • Mã ngành: N7480103
  • Chương trình tiêu chuẩn
  1. Giới thiệu Chương trình

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không phải mất thời gian đào tạo lại. Sinh viên có thể tham gia thị trường gia công phần mềm; có khả năng lập trình, phát triển các phần mềm trên các nền tảng khác nhau như nền tảng web, nền tảng di động, hệ thống nhúng …; có khả năng phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử và vận hành các hệ thống phần mềm. 

Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học.

Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.

  1. Chương trình đào tạo

- Tổng số tín chỉ: 131

- Nội dung chương trình đào tạo:

STT

Khối kiến thức

Tổng số tín chỉ

Chi tiết các môn học/học phần

1

Kiến thức giáo dục đại cương:  40 tín chỉ

1.1

Môn lý luận chính trị, pháp luật

11

Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.2

Khoa học xã hội

2

Pháp luật đại cương.

1.3

Khoa học tự nhiên

12

Giải tích ứng dụng cho Công nghệ thông tin; Đại số tuyến tính cho Công nghệ thông tin; Xác suất và thống kê ứng dụng cho Công nghệ thông tin

1.4

Tiếng Anh

15

Tiếng Anh 1; Tiếng Anh 2; Tiếng Anh 3
Lưu ý:
SV không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2,3
SV phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định

1.5

Kỹ năng hỗ trợ

 

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 1; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Hòa nhập văn hóa TDTU; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Kỹ năng 5S và Kaizen; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Kỹ năng tự học; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 2; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững - Thái độ sống 3; Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững

1.6

Giáo dục thể chất

 

Bơi lội và nhóm tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC.

1.7

Giáo dục quốc phòng

 

Gồm 04 học phần GDQP.

2

Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 91 tín chỉ

2.1

Kiến thức cơ sở

12

Phương pháp lập trình; Tổ chức máy tính; Nhập môn hệ điều hành.

2.2

Kiến thức ngành

79

 

2.2.1

Kiến thức chung

16

 

 

Các môn chung và môn bắt buộc

16

Lập trình hướng đối tượng; Cấu trúc dữ liệu và giải thuật; Cấu trúc rời rạc; Nhập môn mạng máy tính

2.2.2

Kiến thức chuyên ngành

48

 

 

Các môn chung và môn bắt buộc

21

Hệ cơ sở dữ liệu; Phân tích thiết kế yêu cầu; Công nghệ phần mềm; Lập trình web và ứng dụng; Dự án công nghệ thông tin; Kiến tập công nghiệp.

Các môn học tự chọn (Nhóm 1)

15

Phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp, Lập trình mạng căn bản; IoT cơ bản; Quản lý chất lượng dịch vụ và an toàn thông tin; Phân tích và thiết kế giải thuật; Phát triển ứng dụng di động; Thiết kế giao diện người dung; Quản trị hệ thống thông tin; Công nghệ Java; Công nghệ .net; Kiểm thử phần mềm; Phát triển trò chơi; Điện toán đám mây; Nhập môn Bảo mật máy tính; Thiết kế phần mềm nhúng; Nhập môn Xử lý ảnh số

Các môn học tự chọn (Nhóm 2)

12

Nhập môn tính toán đa phương tiện; Nhập môn Bảo mật thông tin; Phát triển ứng dụng web với NodeJS; Phát triển ứng dụng di động đa nền tảng; Kiểm thử phần mềm tự động; Nhập môn học máy; Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp; Nhập môn thị giác máy tính; Bảo mật IoT; Nhập môn xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Xử lý dữ liệu lớn; Hệ thống thương mại thông minh; Kiến trúc hướng dịch vụ; Mẫu thiết kế; Bảo mật đám mây; Khai thác dữ liệu và khai phá tri thức, Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu; Blockchain và công nghệ sổ cái phân tán

2.3

Tập sự nghề nghiệp/ Kỹ năng chuyê môn

6

Kỹ năng thực hành chuyên môn; Tập sự nghề nghiệp

2.4

Khóa luận tốt nghiệp hoặc tự chọn chuyên ngành

9

SV làm khóa luận hoặc tham gia học các môn thay thế tốt nghiệp.

 

 

131

 

  1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.

Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.

Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.

Chuẩn đầu ra của chương trình (Expected learning Outcomes- ELOs) 

Nhóm các ELOs

Mô tả

 Mô tả các ELOs


Kiến thức chung

Kiến thức chung về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội, kiến thức về ngoại ngữ và tin học

ELO1: Vận dụng (manipulate) những kiến thức cơ bản của Toán học làm công cụ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực CNTT một cách hiệu quả, khoa học.

ELO2: Vận dụng (manipulate) những kiến thức về ngoại ngữ, tin học, triết học, chính trị, pháp luật và xã hội để hội nhập và phát triển phẩm chất của một kỹ sư CNTT toàn cầu. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt tối thiểu trình độ B1 (quốc tế), từ IELTS 5.0 trở lên (hoặc các chứng chỉ khác tương đương).

Kiến thức chuyên môn

Các kỹ thuật và nguyên lý đặc trưng của ngành; phân tích và giải quyết vấn đề của ngành

ELO3: Giải thích (Explain) được nguyên lý hoạt động chung của hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm máy tính.

ELO4: Hiểu rõ (Understand) các quy trình xây dựng và phát triển phần mềm, bao gồm: phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, vận hành và bảo trì, bảo mật hệ thống.

ELO5: Hiểu rõ (understand) các kiến thức về giải thuật và mô hình tính toán trong lĩnh vực CNTT.

Kỹ năng chuyên môn (Practical skills:involving manual dexterity and the use of methods, materials, tools and instruments)

Kỹ năng nghề nghiệp

ELO6: Phát hiện và giải quyết được (solve) các vấn đề liên quan đến sự cố phần mềm, máy tính, và các hệ thống thông tin.

ELO7: Vận dụng được (apply) các quy trình và công cụ phát triển phần mềm vào việc xây dựng các ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

ELO8: Vận dụng được (apply) các giải thuật và mô hình tính toán vào việc giải quyết các vấn đề thực tế nghề nghiệp.

Kỹ năng chung

(Cognitive skills: involving the use of logical, intuitive and creative thinking)

Kỹ năng mềm

ELO9: Phát triển (develop) khả năng tư duy logic và phản biện để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.

ELO10: Phát triển (Develop) khả năng tự nghiên cứu, cập nhật và vận dụng các công nghệ mới vào việc xây dựng các sản phẩm CNTT chất lượng.

Thái độ và ý thức xã hội (Attitude and awareness)

 

ELO11: Có ý thức đóng góp tạo ra những sản phẩm có giá trị và sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học và kỹ thuật đất nước.

ELO12: Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trên tinh thần tôn trọng luật pháp trong nước và quốc tế.

  1. Triển vọng nghề nghiệp

Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm đạt được các kỹ năng cần thiết để tham gia vào các dự án phần mềm với các vai trò khác nhau như:

  • Kỹ sư phân tích yêu cầu (BA)
  • Kiến trúc sư phần mềm (SA)
  • Lập trình viên (Developer),
  • Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Tester)
  • Kỹ sư cầu nối (BrSE)
  • Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Sinh viên sau khi ra trường có thể tự phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh từ thực tiễn xã hội, có thể tự mình thành lập các công ty khởi nghiệp (start-up).

Sinh viên sau khi ra trường có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự học được các công nghệ mới nhằm thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong ngành công nghiệp phần mềm; có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn. Các sinh viên giỏi có thể được xét học chuyển tiếp lên bậc đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ của Khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Tôn Đức Thắng.