Casino Club - game bài online - Ứng dụng trên Google - Top Game Đánh Bài Online Rút Tiền Qua Ngân Hàng

Nhảy đến nội dung
x

Luật - Chuyên ngành Luật Kinh tế

  • Ngành: Luật - Chuyên ngành Luật Kinh tế
  • Mã ngành: N7380101
  • Chương trình tiêu chuẩn
  1. Giới thiệu Chương trình

Chương trình đào tạo cử nhân Luật trình độ Đại học – chuyên ngành Luật kinh tế tại Trường đại học Tôn Đức Thắng – Phân hiệu tại tỉnh Khánh Hòa theo định hướng ứng dụng. Chương trình được xây dựng dựa trên khung chương trình và nội dung chương trình đào tạo của các trường đại học lớn trên thế giới như Đại học Standford (Hoa Kỳ); Đại học Bistol (Anh); Đại học Melbourne (Australia)…và các cơ sở đào tạo Luật uy tín tại Việt Nam như Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TP. HCM,…

Chương trình đào tạo tập trung đào tạo các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng hành nghề Luật cho người học, bao gồm các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức chuyên nghiệp được thực hiện trong 08 học kỳ (04 năm). Kết hợp với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, cập nhật phương pháp giảng dạy mới vào chương trình tạo hứng khởi học tập cho sinh viên; với sự hợp tác của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công ty Luật và văn phòng luật sư trong quá trình đào tạo; như: Bộ công thương, Cục sở hữu trí tuệ, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, Công ty Luật LNT&Partner, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, Công ty Fuji Law, các luật sư thuộc tập đoàn Central (Thái Lan) và các trung tâm tư vấn pháp luật…để chuẩn bị cho sinh viên năng lực thực hành, kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết khi ra làm việc.

Ngành Luật – chuyên ngành Luật kinh tế Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã và đang khẳng định uy tín đào tạo thông qua chiến lược đào tạo các cử nhân Luật năng động, có năng lực và nhiệt huyết với nghề. Sinh viên theo học ngành luật  được tham gia các hoạt động sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học cùng giảng viên để tiếp cận các kiến thức học thuật nâng cao, mở rộng và phát triển theo hướng tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề pháp lý. Sinh viên tốt nghiệp vững chuyên môn, giỏi  thực hành, có năng lực giải quyết hiệu quả, sáng tạo các vấn đề pháp lý nói chung và trong lĩnh vực pháp luật kinh tế nói riêng; có năng lực soạn thảo hợp đồng thương mại và tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp.

  1.  Chương trình đào tạo
  • Tổng số tín chỉ: 143
  • Nội dung chương trình đào tạo

STT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Chi tiết các môn học/học phần

1

Kiến thức giáo dục đại cương:  40 tín chỉ

1.1

Môn lý luận chính trị, pháp luật

11

Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.2

Khoa học xã hội

05

Logic học, Kinh tế vi mô.

1.3

Tiếng Anh

10

Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3
Lưu ý:
SV không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3
SV phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định

1.4

Cơ sở tin học

4

Cơ sở tin học 1, cơ sở tin học 2 và dự thi chứng chỉ MOS về MS.Word, Excel

1.5

Kỹ năng hỗ trợ

5

Những kỹ năng phát triển bền vững – Hòa nhập văn hóa TDTU,  Những kỹ năng phát triển bền vững – Thái độ sống 1,2,3; Những kỹ năng phát triển bền vững – kỹ năng 5S và Kaizen; Những kỹ năng phát triển bền vững – kỹ năng tự hoc;  Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững; kỹ năng thực hành chuyên môn.

1.6

Giáo dục thể chất

 

Bơi lội và nhóm tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC

1.7

Giáo dục quốc phòng

 

Gồm 04 học phần GDQP

2

Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 103 tín chỉ

2.1

Kiến thức cơ sở

12

Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Luật Hành chính, Phương pháp và kỹ năng luật học, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Những vấn đề chung về luật dân sự,

2.2

Kiến thức ngành

81

 

 

Các môn chung và môn bắt buộc

53

Luật hình sự, Tài sản - sở hữu và quyền thừa kế, Luật Hợp đồng, Luật tố tụng hình sự, Công pháp quốc tế, Luật công ty, Luật sở hữu trí tuệ,  Luật tố tụng dân sự, Nghĩa vụ ngoài hợp đồng, Luật đất đai, Luật lao động, Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế, Tư vấn thành lập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư, Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn pháp luật (Kỹ năng thực hành 2), Luật cạnh tranh., Luật sư và thực hành nghề luật, Luật WTO, Pháp luật trọng tài thương mại, Luật thuế.

Các môn học tự chọn

12

Luật hôn nhân và gia đình, Luật ngân hàng, Luật phá sản, Luật tố tụng hành chính, Luật biển, Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, Lãnh thổ quốc gia và biên giới Việt Nam, Các hợp đồng thông dụng, Luật môi trường, Nghiệp vụ thực hành thuế.

Kiến thức chuyên ngành

16

   - Bắt buộc (06 tín chỉ): Pháp luật về mua bán, sáp nhập công ty, Pháp luật về xúc tiến thương mại, Luật chứng khoán.
   - Tự chọn (10/16 tín chỉ): Pháp luật kinh doanh bảo hiểm, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, Hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động, Tập quán thương mại quốc tế. Pháp luật thi hành án dân sự, Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp,

2.3

Tập sự nghề nghiệp

4

- SV thực hiện từ 2- 4 tháng làm việc tập sự tại các cơ quan tư pháp hoặc các doanh nghiệp.
- Thi kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn.

2.4

Môn tốt nghiệp

6

SV làm khóa luận hoặc tham gia học các môn thay thế tốt nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật sẽ đạt được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp quan trọng như sau:

  • Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo các ứng dụng tin học trong công việc.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng viết và trình bày; kỹ năng giao tiếp: có khả năng thuyết trình; khả năng giao tiếp, tư vấn pháp lý cho các đối tượng khác nhau; Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể; Kỹ năng đàm phán thương lượng; khả năng tranh biện…
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:
    • Hiểu, biết và ứng dụng về ngành Luật và chuyên môn Luật học: Nhận diện hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật để đánh giá những vấn đề pháp lý cơ bản trong thực tiễn công việc; Nắm vững các nguyên tắc và kiến thức cơ bản về những quan hệ dân sự - kinh tế, về cấu thành tội phạm và về pháp luật quốc tế.
    • Khả năng phân tích, đánh giá, tìm kiếm, xử lý hệ thống các văn bản pháp lý phục vụ thực hành nghề luật: tư vấn, tranh luận, tranh tụng các vấn đề pháp lý; Tư vấn các giải pháp về vấn đề pháp lý cơ bản trong môi trường công việc; Tự học và tự nghiên cứu các vấn đề xã hội và pháp lý thực tiễn.
    • Có khả năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, làm việc độc lập; Có khả năng quản lý thời gian và nguồn lực hiệu quả.
    • Có ý thức tuân thủ pháp luật trong cuộc sống và trong công việc; Có ý thức về tác phong nghề nghiệp.
  1. Chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật sẽ đạt được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp quan trọng như sau:

  • Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo các ứng dụng tin học trong công việc.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng viết và trình bày; kỹ năng giao tiếp: có khả năng thuyết trình; khả năng giao tiếp, tư vấn cho các đối tượng khác nhau; Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể; Kỹ năng đàm phán thương lượng; Kỹ năng tranh biện…
  • Có ý thức tuân thủ pháp luật trong cuộc sống và trong công việc; Có ý thức về tác phong nghề nghiệp
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:
  • Về kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Luật chuyên ngành Luật kinh tế của Trường đại học Tôn Đức Thắng – Phân hiệu tại tỉnh Khánh Hòa sẽ nắm vững khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành:

- Kiến thức giáo dục đại cương: gồm kiến thức của một số ngành khoa học chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý là nền tảng cho việc tiếp nhận, nghiên cứu và phát triển các tri thức của chương trình đào tạo ngành Luật – chuyên ngành Luật kinh tế.

- Kiến thức cơ sở ngành: gồm các kiến thức lý luận và thực tiễn về Nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức chuyên sâu về pháp luật va thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng vận dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực pháp luật về hành chính, dân sự, hình sự, quốc tế và đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

- Kiến thức chuyên ngành: gồm các kiến thức lý luận chuyên sâu và thực tiễn pháp lý trong lĩnh vực pháp luật kinh tế để có thể vận dụng và giải quyết các vấn đề chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế.

  • Về kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Luật chuyên ngành Luật kinh tế của Trường đại học Tôn Đức Thắng – Phân hiệu tại tỉnh Khánh Hòa có kỹ năng tư duy pháp lý để có thể vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn:

- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của luật thực định đặc biệt các quy định của pháp luật kinh tế trong mối quan hệ với lý luận, phát hiện và giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp thuộc lĩnh vực pháp luật nói chung và Luật kinh tế nói riêng. Nắm vững các nguyên tắc và kiến thức cơ bản về những quan hệ dân sự - kinh tế.

- Kỹ năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình.

- Kỹ năng phân tích các tình huống pháp lý từ thực tiễn và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết tình huống.

- Kỹ năng tư vấn, xây dựng lập luận pháp lý và bảo vệ quan điểm cá nhân trong thực hành nghề luật. Đặc biệt là kỹ năng tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp.

- Kỹ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản pháp lý phục vụ cho công việc mà mình đảm nhận. Đặc biệt là kỹ đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại.

  1. Triển vọng nghề nghiệp

Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế có thể đảm nhiệm được các vị trí việc làm thuộc các nhóm công việc: Thực hiện pháp luật; tư vấn pháp luật; giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, trong đó:

- Thực hiện pháp luật gồm tham gia hoạt động sử dụng và/hoặc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại các doanh nghiệp, công ty, bộ phận pháp chế của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; của Quốc hội, Chính phủ; Ban Kinh tế Trung ương; Ban Nội chính Trung ương, Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự; thừa phát lại, trung tâm bán đấu giá; các công ty định giá, các văn phòng công chứng, cơ quan thuế, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường; cơ quan cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế, bộ đội biên phòng, cơ quan cảnh sát môi trường; Ủy ban chứng khoán nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán; các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản; các ngân hàng thương mại, kho bạc; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; tham gia các công việc có liên quan đến pháp luật (đặc biệt là lĩnh vực pháp luật kinh tế) tại các cơ quan thông tấn, truyền thông như phóng viên, biên tập viên về pháp luật; thực hiện các công việc về pháp lý tại các cơ quan nhà nước khác;

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gồm tư vấn, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, quốc tế... tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại; cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp; các vị trí việc làm khác thuộc lĩnh vực tư;

- Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu pháp luật khác.

Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Tôn Đức Thắng – Phân hiệu tại tỉnh Khánh Hòa có thể tiếp tục theo học:

- Khóa đào tạo các chức danh tư pháp (như thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viên, luật sư, đấu giá viên, thừa phát lại…), các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề luật.

- Khóa đào tạo luật ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo luật trong nước và nước ngoài, nếu đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học; đặc biệt là chương trình dồi dưỡng cao học Luật Kinh tế 4+1 tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.